Chiến lược phát triển nhà trường

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH
GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 TẦM NHÌN 2030

Để thực hiện đường lối đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Việt Trì nhiệm kỳ 2020-2025, đòi hỏi các cơ sở giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển của từng nhà trường trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó.
Trường THPT Nguyễn Tất Thành được thành lập ngày 02/7/2008 theo Quyết định số 1844/QĐ - UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ; trong 12 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Nguyễn Tất Thành  đã đào tạo được 3481 em hs tốt nghiệp THPT, trong đó có 2041 em đỗ vào các trường ĐH, CĐ đây là kết quả cao nhất trong các trường ngoài công lập; có nhiều em đỗ vào hai trường đại học; nhiều em đỗ vào các trường đại học danh tiếng như Đại học Bách khoa, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Y khoa Thái Nguyên, Học viện An ninh, Học viên Ngân hàng, Học viện Tài chính. Điển hình là em Nguyễn Thị Mai quê Thụy Vân là học sinh khóa 2009-2012 hiện là giảng viên, biên đạo múa của trường múa Việt Nam, em Bùi Thùy Dương khóa 2009-2012 đỗ hai trường đại học em chọn học Học viện Tài chính, hiện đang làm Kế toán trưởng của Văn phòng Quốc hội Việt Nam, em Cao Văn Nam quê Tân Đức học sinh khóa 2010-2013 thi đỗ 2 trường đại học em chọn học tại Học viện An Ninh hiện đang công tác tại Bộ Công an, em Nguyễn Thanh Tùng quê Hùng Lô học sinh khóa 2015-2018, hiện là sinh viên xuất sắc trường ĐH Bách khoa, thành tích học đại học của em ngang hàng với các bạn học sinh từng học ở trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterđam; gần đây nhất là em: Nguyễn Thị Diệu Linh, học sinh lớp 12A5 khóa 2016-2019 đã trúng tuyển vào Đại học Ngoại ngữ thuộc ĐHQG Hà Nội với số điểm 23,5 điểm và còn nhiều học sinh khác đã và đang học tại các trường ĐH trên cả nước. Trường đã đạt được nhiều thành tích nổi bật: Trường đã được công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia lần 1 năm 2013 và lần 2 năm 2018; Chi bộ Đảng của trường 12 năm liên tục đạt trong sạch vững mạnh, 12 năm liên tục trường được UBND tỉnh công nhận là tập thể lao động xuất sắc và đã được UBND, Bộ GD&ĐT tặng nhiều Bằng khen, năm học 2015-2016 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, năm học 2016 - 2017 được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua, năm học 2017 - 2018 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba. Công đoàn nhà trường liên tục luôn đạt danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc, được liên đoàn lao động tỉnh, Công đoàn giáo dục Việt Nam, tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen và Cờ thi đua. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh liên tục được công nhận đơn vị Đoàn vững mạnh xuất sắc được tỉnh Đoàn, trung ương đoàn tặng Bằng khen; trường đã vinh dự được đón nhiều đồng chí lãnh đạo Bộ GD&ĐT và lãnh đạo cao nhất của tỉnh Phú Thọ đến thăm và động viên thầy và trò nhà trường như Thứ trưởng Bùi Văn Ga, đồng chí Hoàng Dân Mạc, đồng chí Bùi Minh Châu Bí thư Tỉnh ủy, CT HĐND Tỉnh v.v
Phần I
PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
I. Bối cảnh quốc gia, địa phương và nhà trường
1. Bối cảnh bên ngoài
Trong những năm qua Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên, an ninh quốc phòng giữ vững, uy tín và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng. Đảng và Nhà nước ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đó là những điều kiện thuận lợi để đổi mới giáo dục đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Cùng với cả nước, Tỉnh Phú Thọ đã có sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH. Sự phát triển kinh tế tạo tiền đề cho văn hóa - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần, trình độ dân trí của nhân dân không ngừng được nâng lên, nhân dân có điều kiện để đầu tư cho con, em học tập.
Giáo dục tỉnh Phú Thọ đã có những bước chuyển biến rõ rệt cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả giáo dục, mạng lưới trường lớp ở các cấp học, ngành học tiếp tục được mở rộng và phát triển. Chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học - Cao đẳng ngày càng tăng, có nhiều em đạt giải học sinh giỏi Quốc gia và Quốc tế.
Nghị quyết số 29-NQ/TW  ngày  04/11/2013 đã định hướng tạo điều kiện để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết của Quốc hội, Chương trình hành động của Chính phủ được ban hành đầy đủ, Bộ GD & ĐT ban hành Kế hoạch số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 triển khai Chương trình hành động của Chính phủ, Chương trình hành động số 27-Ctr/TU của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 610/KH-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ.
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá- khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, là vùng đất có bề dày về lịch sử và truyền thông cách mạng. Nhân dân nơi đây có truyền thống hiếu học nên rất quan tâm đầu tư cho con em học tập.
Trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Việt Trì; của Sở GD&ĐT và các Sở, Ban, ngành trong tỉnh và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội tạo điều kiện cho việc triển khai chương trình giáo dục mới.
2. Bối cảnh bên trong
Trường được thành lập từ năm 2008, có truyền  thống 12 năm xây dựng  và phát  triển. Trường đã được công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia lần 1 năm 2013 và lần 2 năm 2018; Chi bộ Đảng của trường 12 năm liên tục đạt trong sạch vững mạnh, 12 năm liên tục trường được UBND tỉnh công nhận là tập thể lao động xuất sắc và đã được UBND, Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, năm học 2016 - 2017 được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua, năm học 2017 - 2018 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba.
Hoạt động dạy học được thực hiện có kỷ cương, nề nếp. 100% giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các tổ, nhóm chuyên môn đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học, xây dựng chuyên đề dạy học. Các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm bước đầu tổ chức có hiệu quả. Đã tổ chức được một số hoạt động giáo dục có chiều sâu và hiệu quả như sinh hoạt ngoại khóa đầu tuần, dạy học theo chuyên đề v.v.
II. Đặc điểm tình hình nhà trường
1.  Đặc điểm tình hình
1.1.  Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 56 người (CBQl: 03, GV: 43, NV: 10). Đội ngũ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đủ về số lượng; về chất lượng đội ngũ: 100% giáo viên được đào tạo chính quy ở các trường đại học trong đó thạc sỹ: 6. Riêng 37 giáo viên cơ hữu, phần lớn được xuất phát từ học sinh các trường THPT chuyên các tỉnh, tốt nghiệp Đại học loại khá giỏi, có kiến thức, có kỹ năng giảng dạy tốt, thành thạo công nghệ thông tin, phần lớn là giáo viên giỏi cấp cơ sở và cấp tỉnh, tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh có kinh nghiệm giáo dục học sinh ngoài công lập, được phụ huynh, học sinh và nhân dân thành phố Việt Trì tin tưởng. Riêng tổ Ngoại ngữ là một trong nhưng tổ mạnh nhất tỉnh.
Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều giải pháp để xây dựng nhà trường phát triển.
1.2.  Học sinh, chất lượng giáo dục
Trường có 25 lớp với tổng số 1062 em, chia làm 3 khối, khối 10 có 10 lớp, khối 11 có 8 lớp, khối 12 có 7 lớp, tỉ lệ bình quân 43 em/lớp. Phần lớn các em có ý thức phấn đấu rèn luyện, học tập để vượt lên chính mình. Chất lượng giáo dục đã đạt được nâng lên: tỉ lệ học sinh giỏi, khá đạt 75%. Tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp đạt 99.8%, tỉ lệ đỗ vào đại học, cao đẳng đạt 75%, Nhiều em đạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh; cuộc thi KHKT, thi Câu lạc bộ Tiếng Anh, các giải thể dục thể thao, Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh . .
Chất lượng học sinh trong năm học 2020 - 2021:
+ Về xếp loại hạnh kiểm
Năm học
Tốt
Khá
TB
Yếu
Tổng số học sinh
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2019 - 2020
807
94.3
45
5.2
3
0.4
1
0.1
856
2020 - 2021
968
95.8
14
1.4
19
1.9
9
0.9
1010
+ Về xếp loại học lực
Năm học
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Tổng số học sinh
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2019 - 2020
34
4
414
48.4
392
45.7
16
1.9
856
2020 - 2021
62
6.1
541
53.6
394
39
12
1.2
1010
1.3. Cơ sở vật chất
Trường có tổng diện tích 16.612m2, nhà trường có cơ sở vật chất tốt nhất trong các trường THPT của tỉnh; có đủ các phòng học văn hóa; phòng học bộ môn (Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ, Công nghệ. . . ) đủ tiêu chuẩn; nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn, phòng truyền thống. Các phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, phòng điều hành, phòng tài vụ, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể, các phòng điều hành... có khu sân chơi, bãi tập có ký túc xá cho học sinh ở xa; có căng tin phục vụ học sinh ăn sáng, trưa và thời gian ra chơi; có sân cỏ nhân tạo hiện đại để tổ chức thi đấu bóng đá nam nữ; có hệ thống lọc nước được cục đo lường Chất lượng Phú Thọ kiểm định chất lượng và cấp phép; có khu vệ sinh hiện đại, thông minh, sạch sẽ nhất tỉnh; có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có hệ thống giám sát thông minh, tự động toàn trường; có không gian thoáng mát và thân thiện với môi trường; hệ thống cây xanh, vườn hoa, cây cảnh được thiết kế, xây dựng và chăm sóc chu đáo đảm bảo đẹp mắt như công viên thu nhỏ.
Có đầy đủ phòng chức năng cho Ban giám hiệu, Chi bộ, kế toán, văn thư, thủ quỹ, các tổ bộ môn, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Phòng tư vấn, Tiếp dân, … Có 01 phòng họp, được trang bị đầy đủ các thiết bị tối thiểu.
Thư viện được đánh giá Xuất sắc, có đầy đủ tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập; có Cổng Thông tin điện tử phục vụ công tác của nhà trường.
Có công trình vệ sinh công cộng riêng cho giáo viên, học sinh và đảm bảo sử dụng tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường; đã hợp đồng với công ty nước sạch cấp đủ nước uống và sử dụng hàng ngày cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
2.  Điểm mạnh
2.1. Công tác quản lý và điều hành của Ban giám hiệu.
Ban giám hiệu là một tập thể đoàn kết, có tầm nhìn khoa học, sáng tạo.  Trong công tác chỉ đạo, điều hành luôn chủ động có kế hoạch cụ thể, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Khi thực hiện luôn chủ động điều chỉnh kế hoạch kịp thời sát với thực tế. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và cha mẹ học sinh nhà trường.
2.2.  Đội ngũ giáo viên, nhân viên.
Là một tập thể đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Chấp hành tốt kỷ luật lao động, qui chế chuyên môn. Năng động, sáng tạo có tinh thần chia sẻ và hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
2.3.  Chất lượng giáo dục.
Tỉ lệ học sinh giỏi, học sinh có hạnh kiểm tốt đạt cao và ổn định hàng năm. Chất lượng thi THPT quốc gia tăng hàng năm.
Công tác bồi dưỡng mũi nhọn được quan tâm đúng mức, có kết quả cao, ổn định.
2.4.  Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong việc dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
2.5.  Thành tích nổi bật.
Đã khẳng định được vị trí trong khối các trường tư thục , được học sinh và cha mẹ học sinh tin cậy.
Trong những năm học gần đây nhà trường luôn đạt danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc; Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh và một số năm đạt vững mạnh tiêu biểu, Công đoàn, Đoàn thanh niên luôn là lá cờ đầu của thành phố  và ngành.
3.  Điểm hạn chế.
3.1.  Việc tổ chức quản lý, điều hành của Ban giám hiệu:
Một số cán bộ quản lý kinh nghiệm chưa nhiều, nên chưa thật chủ động trong quản lý, điều hành.
Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa thực sự phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.

3.2.  Đội ngũ giáo viên, công nhân viên.
Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy, giáo dục học sinh, còn có tâm lý ngại đổi mới.
Trình độ ngoại ngữ còn thấp, đây là trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận những cái mới của khu vực và trên thế giới.
Việc tự học, tự bồi dưỡng còn có nhiều hạn chế. Cập nhật thông tin, tri thức trên các phương tiện truyền thông còn yếu, đặc biệt là tìm kiếm trên mạng internet. 
Một bộ phận giáo viên tính ổn định chưa cao, hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác.
3.3.  Chất lượng học sinh.
Chất lượng đầu vào của học sinh chưa cao; phần lớn là học sinh có lực học trung bình hoặc yếu kém; ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh hạn chế. Chất lượng giáo dục chưa thật đồng đều giữa các khối lớp; chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa thật ổn định, bền vững ở một số bộ môn, có môn còn dưới mức mặt bằng chung của tỉnh.
  Một bộ phận nhỏ học sinh chưa thật sự chăm ngoan, chưa có chí hướng, chưa xác định được mục tiêu học tập nên chưa chăm ngoan, gây khó khăn rất lớn trong quá trình giảng dạy của giáo viên.      
Còn nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn phương tiện và dụng cụ phục vụ học tập thiếu thốn.
  Cơ chế thị trường cũng làm ảnh hưởng tới nhận thức chưa thật đúng đắn của một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường.
 Chất lượng chưa đồng đều, một bộ phận học sinh có ý thức kém trong học tập và rèn luyện.
4.  Thời cơ và thuận lợi.
Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể; đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ
Nhà trường là cơ sở giáo dục ngoài công lập có truyền thống dạy tốt, học tốt trên 35 năm, là địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương. Trong nhiều năm liền luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, kế hoạch.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu đổi mới và hội nhập.
Nhu cầu giáo dục chất lượng cao là rất lớn và ngày càng tăng.
5.  Thách thức:
 Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Các trường THPT trên địa bàn cũng không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các trường.
6.  Xác định các vấn đề ưu tiên.
Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của Ban giám hiệu theo hướng chuyên biệt hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc. Xây dựng nền nếp làm việc khoa học trong nhà trường.
Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.
Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất trong thực hiện nhiệm vụ CNTT cũng như thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý.
Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.
Triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tạo nhiều hoạt động giao lưu để học sinh có điều kiện thích ứng và hoà nhập. Tăng cường trao đổi, hợp tác và tư vấn nghề cho học sinh. Tăng cường công tác tư vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh. 
Quản lý nhà trường theo bộ tiêu chuẩn đánh giá trường phổ thông.
Phần II
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ TẦM NHÌN 2030
I. Định hướng chiến lược
1.  Tầm nhìn.
Là một trong những trường tư thục có chất lượng mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện; Là nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới những tầm cao mới.
2.  Sứ mệnh.
Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân.
3.  Hệ thống giá trị cốt lõi của nhà trường.
Coi trọng tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, khả năng hội nhập của học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Trung thực: Trung thực trong học tập, biết bảo vệ lẽ phải và đấu tranh với những điều sai trái trong cuộc sống.
Tinh thần trách nhiệm: Con người phải có tinh thần trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và trong công việc.
Năng động: là phẩm chất của công dân toàn cầu trong môi trường luôn thay đổi và đầy thách thức
Sáng tạo: là bản chất và là mục tiêu của giáo dục.
Khả năng hội nhập: Hội nhập để sống và làm việc trong môi trường toàn cầu cạnh tranh, đa văn hóa và đa sắc tộc.
II. Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hành động
1.  Mục tiêu tổng quát.
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại; Hoàn thành mục tiêu giữ vững trường chuẩn quốc gia mức độ 2 và trường đạt Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 vào năm 2025.
2.  Mục tiêu cụ thể.
Giáo dục và giảng dạy cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của tất cả các môn học phổ thông, có kiến thức nền tảng để tiếp tục học lên cao hơn hoặc đi vào trực tiếp lao động sản xuất. Biết cách giải quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo; biết cách học và tự học. Có ý thức tự giác, thật thà, thân thiện, hoà nhập và chia sẻ. Có phong cách và lối sống đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc và hiện đại.
Xây dựng trường THPT Nguyễn Tất Thành trở thành một trường "Chất lượng - Hiệu quả - Danh tiếng"  trong tương lai và phấn đấu đến năm 2028 kỷ niệm 20 năm ngày thành lập,  trường THPT Nguyễn Tất Thành sẽ vững vàng đứng trong top 20 các trường THPT của tỉnh Phú Thọ
3.  Chỉ tiêu cụ thể.
3.1.  Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Đảm bảo đủ về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là 75. Trong đó Ban giám hiệu có 03 đồng chí, nhân viên 10 người.
Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
Giáo viên sử dụng thành thạo máy tính phục vụ cho giảng dạy và học tập; 50% giáo viên biết sử dụng ngoại ngữ.
Có trên 25% cán bộ và giáo viên có trình độ Thạc sỹ; 100% giáo viên Tiếng Anh có chứng chỉ FCE.
Phấn đấu 70% giáo viên đánh giá theo chuẩn đạt từ loại khá trở lên.

3.2.  Học sinh
3.2.1. Qui mô trường lớp:
Tổng số lớp học 30 lớp, Tổng số học sinh 1400 em.
3.2.2. Chất lượng giáo dục văn hóa:
Trên 60 % học lực khá, giỏi (trên 10 % học lực giỏi)
Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 1% không có học sinh kém.
Thi đỗ Đại học, Cao đẳng: Trên 75% số học sinh đăng ký dự thi.
Thi học sinh giỏi tỉnh: tất cả các môn tham dự đều có giải, thứ hạng tập thể trong tốp đầu các trường tư thục.
3.2.3. Chất lượng giáo dục đạo đức.
Có trên 90% hạnh kiểm xếp loại khá, tốt.
Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện.
Đáp ứng được nhu cầu mong muốn của cha mẹ học sinh. Học sinh rèn thói quen cách tự học một cách chủ động sáng tạo.
3.3.  Cơ sở vật chất.
Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
Các phòng tin học, thí nghiệm, thực hành được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại; 70 % phòng học có máy chiếu cho giáo viên sử dụng.
Phấn đấu có nhà đa năng, nhà học bộ môn đạt chuẩn; có các công trình vệ sinh đạt chuẩn.
Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”; "Trường học thân thiện, học sinh tích cực".
4.  Phương châm hành động
Chất lượng là uy tín, danh dự của nhà trường.
III. Chương trình hành động
1. Tích cực đổi mới công tác quản lí giáo dục:
Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo động lực để cán bộ, giáo viên, nhân viên tự giác, tự chủ đối với hoạt động chuyên môn thông qua một cơ chế khoa học, chặt chẽ, lấy hiệu quả chuyên môn làm thước đo để đánh giá sự cống hiến và phân phối lợi ích.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” trong nhà trường, nhằm tạo ra một cơ chế quản lý gọn, nhẹ, hiệu quả. Ứng dụng mạnh mẽ Công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, sử dụng các phần mềm phục vụ quản lý nhân sự, quản lý điểm, xếp loại học sinh, quản lý thư viện, tài sản nhà trường, …
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; Thực hiện tốt các chủ trương về công khai chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục, phát huy tác dụng của hoạt động giám sát xã hội về chất lượng và hiệu quả giáo dục; Thực hiện chế độ tài chính đúng quy định, chống các hiện tượng lạm thu, thu sai quy định.
Tích cực đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra. Kết hợp giữa kiểm tra có báo trước và kiểm tra đột xuất, tạo nề nếp chủ động trong dạy học và hoạt động thường xuyên, hạn chế hiện tượng đối phó trong hoạt động chuyên môn; đặc biệt công tác kiểm tra nội bộ trường học.
Quản lý tốt hoạt động dạy học, hoạt động dạy thêm học thêm; tăng cường quản lý chất lượng dạy học. Tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn theo hướng chuyên sâu, chuyên ngành giám bớt các thủ tục hành chính.
Thực hiện tốt công tác Kiểm định chất lượng Giáo dục. Công khai hóa kết quả kiểm định, thanh tra, kiểm tra đánh giá.
Xây dựng hệ thống website của nhà trường làm phương tiên cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục học sinh cũng như việc công khai các điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, các nguồn thu, … của nhà trường.
Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng văn phòng.
2.  Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn tốt; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, chia sẻ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ, giáo viên cốt cán.
Xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi có tính chất động viên, tạo môi trường thuận lợi để thu hút động viên các cán bộ, giáo viên, nhân viên giỏi, có năng lực, tận tâm với nghề, yêu trường lớp.
Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.
3.  Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể; gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.
4.  Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, tổ trưởng tổ văn phòng, kế toán, nhân viên thiết bị.
5.  Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử … Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được các phần mềm phục vụ cho công việc, giảng dạy, … 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có máy tính cá nhân.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, bộ môn Tin học, giáo viên, nhân viên.
6.  Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
 Xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hoá; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
 Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường. Nguồn lực tài chính bao gồm: Ngân sách Nhà nước; ngoài ngân sách “Từ xã hội, cha mẹ học sinh, cựu học sinh, …”. Nguồn lực vật chất bao gồm: Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ; Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ thông tin phục vụ dạy và học. Các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm sáng tạo, các cuộc thi, …
Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban chấp hành Đoàn trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Giáo viên chủ nhiệm.
7.  Xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà trường
Xây dựng hình ảnh và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường.
Xác lập tín nhiệm, hình ảnh đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng hình ảnh của nhà trường.
Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban chấp hành Đoàn trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
Phần III
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC,
THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
I. Phổ biến kế hoạch chiến lược
1. Tuyên truyền và xác lập nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến 2030.
2. Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
II.Tổ chức điều hành
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều hành quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng năm sát với tình hình thực tế của nhà trường. Xây dựng các giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch chiến lược.
III. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược.
1.  Từ năm 2020 đến năm 2023:
Xác lập nền nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp. Hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, trường đạt Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3.
2.  Từ năm 2023 đến năm 2024:
Tiếp tục phát huy, khẳng định uy tín và hình ảnh của nhà trường là một cơ sở giáo dục mạnh của tỉnh, chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
3.  Từ năm 2024 đến năm 2025:
Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường “Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân”.
IV. Phân công thực hiện
1.  Đối với Hiệu trưởng.
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
2.  Đối với các Phó hiệu trưởng.
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

3.  Đối với các tổ chức đoàn thể.
Đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh hăng hái thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản của từng năm học.
làm tốt công tác tham mưu, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.
4.  Đối với tổ trưởng chuyên môn.
Tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện.
5.  Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học; đề xuất các giải pháp để thực hiện.
6.  Đối với đội ngũ học sinh và cha mẹ học sinh.
Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt công tác tuần, tháng, từng kỳ và cả năm học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhịêm và tổ chức đoàn thanh niên.
Tích cực tham gia vào hoạt động quản lý học sinh, các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tham gia tích cực trong các hoạt động học tập và rèn luyện, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoài giờ chính khóa, ...
Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh một cách có hiệu quả, làm tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây