KẾT QUẢ CỦA HĐND TỈNH VỀ VIỆC GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY

Thứ hai - 11/11/2019 14:40
KẾT QUẢ CỦA HĐND TỈNH VỀ VIỆC GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY
Thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh Phú Thọ về Chương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2019, Ban Văn hóa - Xã hội đã ban hành Quyết định số 63/QĐ-VHXH ngày 01/10/2019 thành lập Đoàn giám sát, xây dựng kế hoạch và triển khai giám sát kết quả thực hiện hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay tại trường THCS Chân Mộng, UBND huyện Đoan Hùng, Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Hùng Vương, Sở Giáo dục và Đào tạo.
Đoàn giám sát gồm có:
  • Ông Nguyễn Văn Khỏe - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng BTC Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh - Trưởng đoàn.
  • Ông Phạm Tú - Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh - Phó trưởng đoàn.
  • Bà Lê Thị Quỳnh Trang - Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh - Thành viên.
  •  Ông Bùi Đình Thi - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh - Thành viên
  • Bà Phạm thị Kim Loan - Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Ủy viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh - Thành viên
Và các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các Sở ban ngành liên quan.
 Căn cứ kết quả giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội thông báo nội dung như sau:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY
Trường THPT Nguyễn Tất Thành (thành phố Việt Trì): Là trường tư thục được thành lập năm 2008. Tổng kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị là 43 tỷ đồng; ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng 8 phòng học là 1.100 triệu đồng, hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng là 550 triệu đồng. Đến nay, Trường đã có diện tích 16.612 m2, nhà trường có đủ các phòng học, phòng học bộ môn, nhà đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn, phòng truyền thống, khu sân chơi, bãi tập, … Năm học 2019 - 2020, nhà trường có 20 lớp, với 878 học sinh; 58 cán bộ giáo viên, nhân viên. Đội ngũ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu và chất lượng, đáp ứng yêu cầu cao chất lượng giáo dục hiện nay. Trong những năm qua, nhà trường luôn bám sát chương trình, chọn kiến thức và phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng; tăng cường thực hành, kiểm tra, đánh giá thường xuyên, xếp loại công bằng, công khai; tích cực tham gia các cuộc thi học sinh giỏi do tỉnh, quốc gia tổ chức. Sử dụng khoản thu, chi theo quy định, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Có chế độ miễn, giảm phù hợp đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Thực hiện đúng, đủ và kịp thời với chế độ, chính sách cho học sinh, giáo viên, nhân viên. Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo tốt nghiệp trên 3.600 học sinh, gần 2000 em đã đỗ vào các trường đại học, cao đẳng; giải quyết việc làm cho gần 60 lao động có việc làm ổn định, thu nhập tương đương với thu nhập của trường công lập; năm 2019, Trường đã vinh dự được Nhà nước trao thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trường THPT Nguyễn Tất Thành đã góp phần tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, giảm áp lực lên các trường công lập, thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh, xây dựng trường chuẩn quốc gia, giảm bớt áp lực nguồn ngân sách khá lớn của Nhà nước cho giáo dục. Đồng thời công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường còn giúp người dân được hưởng thụ, có thêm sự lựa chọn; giải quyết công ăn việc làm cho đội ngũ nhà giáo; tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa trường công và ngoài công lập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm ban hành văn bản hướng dân chuyển đổi các trường công lập sang trường tư thục; quy định cụ thể đối với mô hình trường phổ thông chất lượng cao và cơ chế đặc thù cho các trường công lập tự chủ ngân sách chi thường xuyên để thực hiện xã hội hóa có hiệu quả.
2. Đề nghị UBND tỉnh
Đề nghị nghiên cứu xây dựng Đề án xã hội hóa giáo dục, để tạo hành lang pháp lý trong việc huy động các nguồn lực xã hội, cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao đời sống giáo viên; trong đó nghiên cứu có các nội dung tổng thể như: Xác định lộ trình, loại hình trường ưu tiên chuyển đổi công lập sang mô hình tư thục, trường công lập tự chủ, trường chất lượng cao, lớp chất lượng cao trong trường công lập, các hình thức đầu tư, …; khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo công lập hợp tác, liên doanh, liên kết với các cơ sở ngoài công lập; đề xuất cơ chế chính sách cho các cơ sở giáo dục công lập về huy cộng nguồn lực hợp pháp, cơ chế miễn giảm thuế các dịch vụ phục vụ tại nhà trường; cơ chế chính sách cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập về hỗ trợ ưu đãi đất đai, hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng, cho thuê tài sản công, quản lý, tuyển dụng cán bộ, giáo viên, cơ chế tuyển sinh, …
3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Đối với THCS, THPT: Có cơ chế hỗ trợ tạo nguồn tuyển sinh đối với trường tư thục (điều chỉnh giảm chỉ tiêu công lập ở những nơi có điều kiện; cơ chế tuyển dụng giáo viên ngoài công lập, hỗ trợ của NSNN đối với việc chuyển công tác ra ngoài công lập, …), bảo đảm quyền lợi cho giáo viên ngoài công lập ít nhất ngang bằng với quyền lợi của đội ngũ nhà giáo làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập.
 

Tác giả bài viết: T. H. P

Nguồn tin: Ban truyền thông

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây